HEC - Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam

Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022, nhiệm kỳ III-Những suy tư và kỳ vọng


04:31' CH-01, 01/04/2022

Ngay khi giao dịch thành công quyền sở hữu 49% vốn nhà nước của HEC từ SCIC. Nhà đầu tư – Doanh nhân Nguyễn Hoàng Linh, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản đã có văn bản đề nghị tiến hành đại hội cổ đông bất thường. Sau thời gian chuẩn bị, thực hiện các bước theo Luật Doanh nghiệp và Điều lệ Tổ chức hoạt động của Tổng công ty. Ngày 31/3/2022 tại trụ sở của Tổng công ty đã diễn ra Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2022. Tính đến thời điểm trước khi biểu quyết, có 2.711.078 cổ phần, chiếm tỷ lệ 61,62% số cổ phần có quyền biểu quyết của HEC tham dự. Đại hội được diễn ra theo đúng luật định, điều lệ Tổng công ty để trình, thảo luận và đã biểu quyết với số phiếu (trên 98%) thông qua tất cả các nội dung của đại hội, cụ thể:

  • Bổ sung ngành nghề kinh doanh của Tổng công ty;
  • Phương án phát hành tăng vốn điều lệ của Tổng công ty từ 44 tỷ đồng lên 264 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 1:5);
  • Chuyển mã giao dịch chứng khoán HEJ từ sàn UPCOM sang niêm yết tại sàn HNX;
  • Sửa đổi, bổ sung Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty;
  • Miễn nhiệm thành viên HĐQT và thành viên BKS nhiệm kỳ III (2018-2023);
  • Bầu cử thành viên HĐQT nhiệm kỳ IV (2022-2027) gồm 5 thành viên: Ông Nguyễn Hoàng Linh, Ông Nguyễn Mạnh Hải, Ông Lương Cao Anh, Bà Đặng Thanh Tú và Ông Lý Thái Hải. HĐQT đã bầu Ông Nguyễn Mạnh Hải là Chủ tịch HĐQT;
  • Bầu thành viên BKS nhiệm kỳ IV (2022-2027) gồm 3 thành viên: Ông Trương Kiều Minh, Bà Phạm Thúy Quỳnh, Ông Ngô Thế Tráng. Ban Kiểm soát đã bầu Ông Trương Kiều Minh làm Trưởng ban.

Nhìn lại quá trình cổ phần hóa và hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty thời gian qua:

Thực hiện chủ trương của Đảng và chính phủ về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Năm 2008 Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt nam đã thực hiện xong quá trình chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần với tên mới là Tổng công ty tư vấn xây dựng Thủy lợi Việt nam – CTCP, thương hiệu HEC (Tổng công ty). Trong đó vốn nhà nước chiếm 49% do Ban đổi mới doanh nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, 51% còn lại do các cổ đông là người lao động và các nhà đầu tư khác. Thực hiện Nghị quyết số 30- NQ/TW ngày 12/3/2014 của Bộ chính trị về tiếp tục sắp xếp đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp; Nghị quyết số 15/NQ – CP ngày 06/3/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Văn bản số 987/BNN – QLDN ngày 21/3/2014 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước năm 2014 – 2015. Sau quá trình dài chuẩn bị ngày 02/12/2015 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ) chính thức bàn giao quyền quản lý vốn từ Bộ về Tổng công ty quản lý kinh doanh vốn nhà nước (SCIC). Kể từ đây Tổng công ty lại chuyển sang thời kỳ mới, chấm dứt sự chỉ đạo chung về quản lý và chuyên môn từ Bộ chủ quản sang một đơn vị quản lý kinh doanh vốn của Nhà nước. Với sự cố gắng nỗ lực của người lao động, sự giúp đỡ của Bộ, các Cục, Vụ liên quan, các Chủ đầu tư nên sự hụt hẫng ban đầu dần được khắc phục. Nhờ vậy, Tổng công ty vẫn trúng thầu và hoàn thành tư vấn nhiều dự án, công trình lớn, sản xuất kinh doanh vẫn tăng trưởng, bảo toàn vốn, nâng cao đời sống người lao động nhất là năm 2018 – 2019. Tuy nhiên, năm 2019 thực hiện nghị quyết của hội đồng thành viên, SCIC chào bán đấu giá toàn bộ 2.160.000 cổ phần chiếm 49% thành 1 lô. Với việc chào bán này thì cá nhân hoặc thể nhân nào mua được sẽ chắc chắn thành cổ đông lớn nắm giữ quyền chi phối Tổng công ty. Cuộc đấu giá đã thực hiện xong nhưng giao dịch không thành công.

Với việc chào bán này, cộng với danh sách các cá nhân, thể nhân mua đã tạo thành dư luận tiêu cực gây hoang mang cho người lao động cũng như các Chủ đầu tư, đối tác của HEC. Vì họ lo lắng rằng liệu Nhà đầu tư này sau khi giao dịch xong có còn duy trình ngành nghề tư vấn nữa không?. Các công việc còn lại của các dự án dở dang sẽ ra sao ?. Những người lao động tâm huyết với nghề sẽ đi về đâu ?. Nhất là những tâm tư của những người đã từng lao động ở HEC băn khoăn liệu doanh nghiệp tư vấn với bề dầy gần 70 năm với bao công sức đắp bồi của họ sẽ còn được duy trì, tiếp nối không ?.

Từ khi chuyển sang SCIC quản lý, SCIC đã không đầu tư, không mở rộng sản xuất phát triển thị trường. Đặc biệt là từ sau thời điểm chào bán không thành công đợt cuối năm 2019, SCIC lại lên kế hoạch chào bán tiếp với rất nhiều lần định giá, dẫn đến người lao động càng cảm thấy bất an, cộng với nguồn công việc bị giảm bởi cuối thời kỳ vốn trung hạn dẫn tới sản xuất kinh doanh, thu nhập người lao động không đạt được như kỳ vọng. Từ đó dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám, hàng loạt người lao động xin chấm dứt hợp đồng lao động để tìm bến đỗ mới, số lượng cũng như chất lượng người lao động của HEC suy giảm. Từ sau khi thoái vốn không thành công ở thời điểm cuối năm 2019 đến trước khi đại hội cổ đông bất thường cuối tháng 3/2022 diễn ra, HEC như bị “quy hoạch treo” các quyết sách, định hướng lớn có tính đột phá không thực hiện được. Khó khăn chồng chất khó khăn, dẫn đến phải thu hẹp cơ cấu lại mô hình tổ chức.

Đại hội cổ đông bất thường đã thành công, kể từ nay Tổng công ty sẽ hoạt động theo mô hình 100% vốn tư nhân. Theo ý kiến của Nhà đầu tư tại buổi gặp gỡ lãnh đạo Tổng công ty nhiệm kỳ III là: Nhà đầu tư mong muốn trở thành cổ đông lớn của Tổng công ty để phát huy được thế mạnh, ngành nghề kinh doanh truyền thống của HEC cũng như ngành nghề kinh doanh bất động sản hiện đang phát triển mạnh của Nhà đầu tư. Nhà đầu tư kiến nghị định hướng chiến lược giai đoạn từ năm 2022 – 2025 như sau: “Thúc đẩy đưa Tổng công ty trở lại thành tổng công ty đầu ngành về lĩnh vực tư vấn xây dựng Thủy lợi, thủy điện; Thực hiện khai thác hiệu quả các quỹ đất, văn phòng hiện có của Tổng công ty; Bổ sung ngành nghề kinh doanh bất động sản vào danh mục ngành nghề kinh doanh hợp lệ trong giấy phép đăng ký kinh doanh và đưa Tổng công ty trở thành Chủ đầu tư các dự án bất động sản trong tương lai dựa trên nền tảng hiện có về nhân lực và thương hiệu HEC”.

Cho đến hôm nay Điều lệ tổ chức, hoạt động của Tổng công ty đã được đại hội cổ đông bất thường năm 2022 thông qua, ngoài ngành nghề kinh doanh truyền thống còn được bổ sung chi tiết ngành nghề kinh doanh bất động sản và hơn nữa là tăng vốn điều lệ từ 44 tỷ lên 264 tỷ. Hy vọng với thế hệ lãnh đạo quản lý trẻ, năng động đầy tiềm năng sẽ sớm tận dụng được lợi thế hiện có, tạo thế và lực mới để thu hút nguồn nhân lực, công việc sớm đưa Tổng công ty phát triển mạnh và bền vững trong thời gian tới./.

Trên đây là toàn văn những suy tư, kỳ vọng của Ban lãnh đạo nhiệm kỳ III, đặc biệt là ông Võ Văn Lung-nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty cũng như toàn thể người lao động đã và đang làm việc tại Tổng công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam-CTCP, đồng thời cũng là định hướng phát triển của Ban lãnh đạo nhiệm kỳ IV khi Tổng công ty bước sang giai đoạn mới.

Một số hình ảnh tại Đại hội:

Số lượt xem: 248  -  Cập nhật lần cuối: 20/04/2022 02:25' CH
Thư viện ảnh

Tài nguyên

© 2012 Tổng Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam - CTCP
Địa chỉ: 95/2 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội - Tel: (024) 3852-6285 - Fax: (024) 3563-2169
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Mạnh Hải - Chủ tịch HĐQT
Số lượt truy cập: .
Số người trực tuyến: .
Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,