HEC - Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thuỷ lợi Việt Nam

Giới thiệu tài liệu mới tháng 10 năm 2013


03:23' CH-18, 18/10/2013

Giới thiệu 03 tài liệu mới Tháng 10 năm 2013 gồm: (1) Nguyên cứu đề xuất các tiêu chí để lựa chọn bản kế hoạch tiến độ thi công khi xây; (2) Thực tạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý khai thác công trình thủy lợi; (3) Nhìn nhận thực tế về an toàn đập ở Việt Nam.

Tạp chí tài nguyên nước (Số 3 – 2013)

1. Nguyên cứu đề xuất các tiêu chí để lựa chọn bản kế hoạch tiến độ thicông khi xây - Tác giả NCS. Dương Văn Bá– GS.TS. Lê Kim Truyền

Lập kế hoạch tiến độ thi công(KHTĐTC) là một nội dung quan trọng trong việc tổ chức quản lý dự án xây dựng,liên quan đến rất nhiều yếu tố tự nhiên, điều kiện khả năng thi công và tổ chứcxây dựng. Bản KHTĐTC được lập ra thường mang ý chủ quan của người lập. Mỗiphương án KHTĐTC có những ưu, nhược điểm khác nhau và mang lại hiệu quả kinh tế, kỹ thuật khác nhau. Để có cơ sở lựa chọn bản KHTĐTC hợp lý, bài báo nêu lên một số tiêu chí: Thời gian xây dựng công trình, hệ số biến động không đều vềnhân lực, biểu đồ cường độ về đào đắp (đổ bê tông), sự phối hợp trong dây chuyền, sự nhịp nhàng trong thi công, sự phân bổ vốn cho các thời kỳ thi công…. để làm căn cứ lựa chọn bản KHTĐTC.

2. Thực tạng và giải pháp nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực quản lý khai thác công trình thủy lợi – Tác giả PGS.TS. ĐoànThế Lợi – THS. Nguyễn Tuấn Anh

Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực lànhân tố rất quan trọng quyết định sự phát triển của đất nước, sự sống còn củamọi tổ chức, doanh nghiệp. Trong nền kinh tế tri thức, chất lượng nguồn nhân lực quyết định sự hưng thịnh của mọi quốc gia. Phát triển, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực vừa mang tính thời sự, vừa mang tính chiến lược xuyên suốt quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.

Ngành nông nghiệp đang quản lý khai thác hàng vạn công trình thủy lợi lớn nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, dân sinh kinh tế -xã hội và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Thật khó có thể xác định chính xác giá trị bằng tiền của các công trình thủy lợi hiện có mà nhà nước, nhân dân ta đã đầu tư xây dựng từ hàng trăm năm nay, nhưng chắc chắn là một con số không nhỏ, theo ước tính của một số chuyên gia phải là hàng ngàn tỷ USD. Để quản lý, khai thác tốt các công trìnht hủy lợi hiện có, chất lượng nguồn nhân lực có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng. Tuy vậy, số lượng và chất lượng nguồn nhân lực quản lý khai thác công trình thủy lợi hiện nay đang còn nhiều bất cập, biên chế nhiều nhưng không tinh, lực lượng lao động đông nhưng không mạnh, mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu trình độ, ngành nghề, kinh nghiệm…Nguồn nhân lực ở hầu hết các đơn vị đều chưa đáp ứng được yêu cầu theo quy định. Trong bài viết này trình bày hiện trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển, nâng cao năng lực cho tổ chức, cán hân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi trong giai đoạn hiện nay.

3. Nhìn nhận thực tế về an toàn đập ở Việt Nam – KSCC.Hoàng Xuân Hồng

Tính đến nay chúng ta đã xây dựng được trên 6500 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích trữ nước khoảng 11 tỷ m3, trong đó có 560 hồ chứa có dung tích trữnước lớn hơn 3 triệu m3 hoặc đập cao trên 15m, 1752 hồ có dung tích từ 0,2 triệu đến 3 triệu m3 nước, còn lại là những hồ đập nhỏ có dung tích dưới 0,2 triệu m3 nước.

Các tỉnh đã xây dựng nhiều hồ chứa là: Nghệ An 625 hồ chứa, Thanh Hóa 618 hồ chứa,Hòa Bình 521 hồ chứa, Tuyên Quang 503 hồ chứa, Bắc Giang 461 hồ chứa, Đắc Lắc 439 hồ chứa, Hà Tĩnh 345 hồ chứa…….

Đối với những đập lớn được thiết kế và xây dựng bằng những lực lượng kỹ thuậtchuyên nghiệp, được quản lý bởi những tổ chức chính qui của nhà nước thì có thể đảm bảo mức an toàn trong giới hạn của tần suất thiết kế kể cả trường hợp có lũ và động đất. Trong trường hợp lũ vượt tần suất hoặc động đất xảy ra lớn hơn tiêu chuẩn tính toán thì các đập thủy lợi làm bằng đất mức độ an toàn kém hơn các công trình làm bằng bê tông.

Đối với những đập nhỏ không đạt được những yêu cầu kỹ thuật và quản lý theo đúngcác tiêu chuẩn và qui chuẩn thì nguy cơ mất an toàn của đập là rất cao.

Để đảm bảo an toàn đập với yêu cầu cao như các nước trên thế giới đã làm thì phảiđầu tư một khoản tiền rất lớn. Với tình hình kinh tế của nước ta hiện nay việclàm này là không thể, bởi vậy cần phải có những bước đi phù hợp như sau:

Đối với những đập thủy lợi lớn và quan trọng đặc biệt là đối với hạ lưu có dân cư đông, nhiều cơ sở kinh tế giao thông quan trọng cần đầu tư đắp thêm con chạch, làm tràn cầu chì, chống thấm cho đập các mái và chân đập đang có hiện trường ròrỉ nước.

Đối với các đập nhỏ, cần phân loại cho đúng với tầm quan trọng và mức độ hư hỏng đểđưa ra kế hoạch đầu tư cho sát đúng. Vì số lượng đập nhỏ rất nhiều nên phải huyđộng sức của cộng đồng là chính, nhà nước nên hỗ trợ phần kỹ thuật như – Đánh giá, kiểm tra, kiểm định, thiết kế biện pháp xử lý. Mức độ an toàn cũng đặt ởmức vừa phải không quá cực đoan.

Nên tổ chức tập huấn hàng năm cho lực lượng quản lý hồ đặc biệt là các hồ chứa nhỏ không do các tổ chức nhà nước quản lý, tạo tâm lý cho các cơ sở tự lo quản lýcông trình không dựa vào Nhà nước.

Tập trung cao độ lực lượng kỹ thuật xử lý tình huống khi có thiên tai lớn để khôngxảy ra những sự cố có thể gây ra những thảm họa.

Kính mời độc giả xuống Thư viện tham khảo!

Số lượt xem: 54  -  Cập nhật lần cuối: 10/04/2014 04:51' CH
Thư viện ảnh

Tài nguyên

© 2012 Tổng Công ty Tư vấn xây dựng thủy lợi Việt Nam - CTCP
Địa chỉ: 95/2 Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội - Tel: (024) 3852-6285 - Fax: (024) 3563-2169
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Mạnh Hải - Chủ tịch HĐQT
Số lượt truy cập: .
Số người trực tuyến: .
Sponsor links (Provided by VIEPortal.net - The web cloud services for enterprises)
Thiết kế web, Thiết kế website, Thiết kế website công ty, Dịch vụ thiết kế website, Dịch vụ thiết kế web tối ưu, Giải pháp portal cổng thông tin, Xây dựng website doanh nghiệp, Dịch vụ web bán hàng trực tuyến, Giải pháp thương mại điện tử, Phần mềm dịch vụ web, Phần mềm quản trị tác nghiệp nội bộ công ty,